“LỄ HỘI ẨM THỰC VUI TRUNG THU” TRƯỜNG MẪU GIÁO HÒA BÌNH

12Tết Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có dữ liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ” cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.
Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là “phá cỗ.”
Nguồn gốc Tết Trung thu: Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.
Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.
Ý nghĩa Tết Trung thu
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.
Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Nhắc đến Tết Trung thu thì không thể nào không kể đến bánh trung thu. Nhưng ngoài bánh trung thu ra thì trên đất nước Việt Nam chúng ta còn có những món bánh cũng mang đậm chất dân gian được bày ra trong ngày Tết Trung thu.
Chính vì vậy, trường Mẫu giáo Hòa Bình tổ chức buổi “Lễ hội ẩm thực vui trung thu” cho các cháu với một ý nghĩa luôn mong muốn các cháu giữ mãi hình ảnh vui trung thu của tuổi thơ gắn liền với các loại bánh đặc trưng của miền Nam như: bánh bèo, bánh tét, bánh bò, bánh khoai mì nướng, bánh bột lọc,.. Không chỉ vậy qua buổi “Lễ hội ẩm thực vui trung thu” các bé còn được tự do lựa chọn và trải nghiệm với hình thức trao đổi bánh bằng phiếu với các cô bán hang cực xinh xắn mà không ai khác đó là mẹ của các cháu. Hòa chung không khí vui tươi và nhộn nhịp ấy là những nụ cười thích thú luôn nở trên môi tất ca trẻ.
3

4

Nếu như nói loại bánh đậm chất dân gian thì ai cũng biết đến “bánh tét”. Bánh tét làm một trong những loại bánh truyền thống của người Việt Nam và đặc biệt không thể nào thiếu trong các dịp lễ hội ở miền Nam. Với nhiều loại bánh tét khác nhau, đa dạng và không kém phần hương sắc.
5

Xếp sau bánh vị bánh tét bùi bùi ngọt ngọt của nhân đậu và mùi thơm của nếp đó là đặc sản mang tên “bánh ít”. Nhưng ít ai biết chiếc bánh ít ra đời từ khi nào và mang ý nghĩa gì. Quay về thời vua Hùng ai cũng biết chàng trai Lang Liêu với sự tích Bánh Chưng Bánh Giày..Khi đó, Nàng công chúa út của vua Hùng rất thùy mị và khéo léo, bằng sự khéo léo của mình cô đã sáng tạo ra một loại bánh mới mang hương vị của cả hai loại bánh này. Nàng đã lấy chiếc bánh giày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng, tạo nên một thứ bánh mới rất hấp dẫn. Về hình dạng của chiếc bánh, nàng sáng tạo ra một hình tam giác không giống bánh giày(hình tròn), cũng không giống bánh chưng (hình vuông), rồi dần dần chiếc bánh này được lan truyền trong dân gian và lấy tên của nàng út đặc tên là “Chiếc bánh Út Ít”. Và theo thời gian, cái tên đó được giản lược thành “Bánh Ít”.6
Cách làm bánh ít thì đơn giản, không cầu kì lắm..Chỉ cần nhào bột cho nhuyễn sau đó ấn dẹt ra trong lòng bàn tay, cho nhân vào giữa sau đó cuộn lại và xoay bánh trên lòng bàn tay cho thành hình tròn.Sau đó lấy lá gói lại theo hình tam giác rồi cho vào nồi hấp chín..Nhân bánh ít thì rất là nhiều:đậu xanh. dừa, đậu phộng..mỗi loại mang mỗi hương vị đặc trưng khác nhau…
Bánh bèo, bánh chuối và xôi dị là một món bánh rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam. 7
Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.
Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: Giống như cái lá của cây bèo.
Từ đầu các tỉnh miền Đông cho đến tận cuối các tỉnh miền Tây, những ai có ký ức tuổi thơ gắn liền với bụi chuối sau hè thì hẳn sẽ không bao giờ nguôi thèm nhớ các món bánh chuối. Nói về cây chuối ở miền Nam, người ta có thể nêu ra nhiều giống, nào là chuối già, chuối cau, chuối sáp, chuối chà bột, chuối hột… Nhưng nếu kể về các loại bánh làm từ trái chuối thì chỉ duy nhất một giống chuối sứ, còn được gọi là chuối xiêm làm nên hương vị độc đáo của các loại bánh chuối miền Nam.
Nhưng khi nói đến miền Nam thì chắc hẵn rằng ai cũng sẽ nhớ ngay đến một món bánh gắn liền với mùi vị của lá dứa thơm lừng khi nấu chin đó là “Bánh đúc”.
8

Hiện nay, người dân còn sang tạo hơn với hai mùi vị của bánh đúc, cho người ăn dễ dàng lựa chọn. Đó là “bánh đúc mặn” ăn với nhân thịt và “bánh đúc ngọt” ăn với nước cốt dừa và nước đường. Mỗi loại có một mùi vị đặc trưng riêng mà khi người ta ăn vào có cảm giác béo của nước cốt dừa, thơm của mùi lá dứa và ngọt liệm của nước đường, hòa nguyện với nhau thành một món ăn hấp dẫn người thưởng thức.
Ngoài ra trong “Buổi lễ hội ẩm thực vui trung thu” trẻ còn được thưởng thức rất nhiều loại bánh dân gian khác nhau như:
“Bánh tiêu, bánh giò”
9

“Bánh xếp mặn, ngọt”
9
“Bánh bông lan, bánh ít trần”
10
“Bánh chuối hấp, bánh in”
11

Mỗi loại bánh được trưng bày ở mỗi gian hang khác nhau với cách bày trí đẹp mắt thu hút trẻ. Trong buổi lễ trẻ được tự do lựa chọn món bánh mà trẻ thích, chọn vị trí ngồi mà trẻ cảm thấy vui và thoải mái.
12

13

14

Với sự phối kết hợp vui vẻ, nhiệt tình giữa phụ huynh và giáo viên đã góp phần cho buổi “Lễ hội ẩm thực vui trung thu” được thành công và đầy ý nghĩa với trẻ.

15

16
Sau buổi lễ hội ẩm thực hoành tráng thì cũng không thể thiếu đó là phần văn nghệ vui trung thu của cô và trò trường Mẫu giáo Hòa Bình. Chương trình diễn ra ngắn gọn nhưng đầy ấp niềm vui và tiếng cười trên môi trẻ.17

18

19
Đó cũng chính là tất cả những gì mà tập thể trường Mẫu giáo Hòa Bình dành tặng cho tất cả trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước với tấm lòng yêu thương vô bờ bến của các cô dành cho thế hệ măng non của đất nước. Vì vậy, buổi lễ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía lãnh đạo xã, phụ huynh và các ban ngành thể đã ủng hộ để hoàn thành buổi lễ.

Tết Trung thu là ngày tết rất đặc biệt đối với trẻ em. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.