BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Nguyễn Thị Lía Hiệu Trưởng Chủ tịch HĐ
2 Trần Thị Như Ngọc Phó hiệu trưởng Phó Chủ tịch HĐ
3 Trần Thị Cẩm Loan Phó hiệu trưởng Phó Chủ tịch HĐ
4 Nguyễn Thị Minh Thơ Văn thư Thư ký HĐ
5 Nguyễn Thị Bích BTCĐ Uỷ viên HĐ
6 Nguyễn Thị Thủy Giáo viên Uỷ viên HĐ
7 Nguyễn Thị Hồng Nhung Giáo viên Uỷ viên HĐ

ĐỒNG THÁP – 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 5
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường 6
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG 8
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 13
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 13
II. TỰ ĐÁNH GIÁ 14
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 14
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non. 15
Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường Mầm non. 17
Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại điều lệ trường Mầm non. 18
Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 20
Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định. 21
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai cơ sở vật chất theo quy định. 23
Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 24
Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương. 26
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ. 29
Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 29
Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên. 31
Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên. 32
Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. 33
Tiêu chí 5: Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo đảm quyền lợi theo quy định. 34
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. 36
Tiêu chí 1. Diện tích, khuôn viên, và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non. 36
Tiêu chí 2. Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu. 37
Tiêu chí 3. Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu. 39
Tiêu chí 4. Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định. 41
Tiêu chí 5. Khối phòng hành chính, quản trị bảo đảm yêu cầu. 43
Tiêu chí 6. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng- Đồ chơi-Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. 45
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 48
Tiêu chí 1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 48
Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân của địa phương. 50
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 53
Tiêu chí 1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi. 53
Tiêu chí 2. Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi 55
Tiêu chí 3. Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. 57
Tiêu chí 4. Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi 59
Tiêu chí 5. Trẻ có sự phát triển về về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi. 61
Tiêu chí 6. Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi. 63
Tiêu chí 7. Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên. 64
Tiêu chí 8. Trẻ suy dinh dưỡng béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc 66
III. KẾT LUẬN CHUNG 68
Phần III. Phụ lục: Danh mục mã hồ sơ thông tin minh chứng.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Giải thích

1 BCH Ban chấp hành
2 BGH Ban Giám hiệu
3 BĐD.CMHS Ban đại diện cha mẹ học sinh
4 BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
5 BĐD Ban đại diện
6 CB-GV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
7 CB Cán bộ
8 CSGD Chăm sóc giáo dục
9 GV Giáo viên
10 GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
11 GDMN Giáo dục mầm non
12 NT Nhà trẻ
13 NV Nhân viên
14 PHHS Phụ huynh học sinh
15 UBND Ủy ban nhân dân
16 XHHGD Xã hội hóa giáo dục

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 5 x
2 x 6 x
3 x 7 x
4 x 8 x
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 4 x
2 x 5 x
3 x
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất,trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 4 x
2 x 5 x
3 x 6 x
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 2 x
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x 5 x
2 x 6 x
3 x 7 x
4 x 8 x
Tổng số các chỉ số đạt: 84/87 tỷ lệ 96,5%.
Tổng số các tiêu chí đạt: 27/29 tỷ lệ 93,10%.
Ghi chú: Đánh dấu x vào ô tương ứng.

Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG MẪU GIÁO HÒA BÌNH
Tên trước đây (nếu có):
Cơ quan chủ quản: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG
Tỉnh Đồng Tháp Họ và tên
hiệu trưởng Nguyễn Thị Lía
Huyện Tam Nông Điện thoại 02773.507.463
Xã Hòa Bình Fax
Đạt chuẩn quốc gia Không Website
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập)
Năm 2000 Số điểm trường 03
Công lập x Thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Tư thục Trường liên kết với nước ngoài
Dân lập Loại hình khác

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Năm học
2013-2014 Năm học
2014-2015 Năm học
2015-2016 Năm học
2016-2017 Năm học
2017-2018
Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 01
Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 0 0 0
01 01
Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi 01 01 02 01 02
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 03 02 02 02 02
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 06 06 06 06 05
Cộng 10 09 10 10 11
2. Số phòng học
Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Tổng số 10 10 10 10 12
Phòng học kiên cố 0 0 0 0 08
Phòng học bán kiên cố 10 10 10 10 04
Phòng học tạm 0 0 0 0 0
Cộng 10 10 10 10 12
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng 01 01 0 0 01 0
Phó hiệu trưởng 02 02 0 0 02 0
Giáo viên 17 17 0 08 09 0
Nhân viên 06 04 0 04 01 01
Cộng 26 24 0 12 13 01
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Tổng số giáo viên 10 9 10 11 13
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với nhóm trẻ) 0 0 0 33/2 17/1
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 30/1 29/1 28/1 28/1 30/1
Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú) 0 0 0 0 25/1
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương 2 2 2 0 2
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên 0 0 0 0 0
4. Trẻ
Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-
2018
Tổng số 266 307 289 297 318
Trong đó:
– Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 2 0 0 0
– Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 11 24 5 17 19
– Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 10 24 25 14 26
– Trẻ từ 3-4 tuổi 44 44 69 55 46
– Trẻ từ 4-5 tuổi 90 80 73 112 93
– Trẻ từ 5-6 tuổi 111 133 117 97 134
Nữ 114 132 132 144 141
Dân tộc 0 0 0 0 0
Đối tượng chính sách 93 88 75 19 29
Khuyết tật 0 1 0 0 1
Tuyển mới 0 0 0 0 0
Học 2 buổi/ngày 266 307 289 297 95
Bán trú 0 0 0 0 223
Tỷ lệ trẻ/lớp 31 31 29 30 30
Tỷ lệ trẻ/nhóm 21 26 30 31 22
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Mẫu giáo Hòa Bình được đặt trên tuyến đường Kênh Phước Xuyên ấp 3 thuộc xã Hòa Bình. Trường Mẫu giáo Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 44/QĐ.UBND-TL ngày 26/11/2007 của UBND huyện Tam Nông, Trường được thành lập trên cơ sở của Trường Tiểu học Hòa Bình B để lại năm 2000; trường thuộc hạng II, có 01 hiệu trưởng và 02 giáo viên; có 4 lớp với tổng số trẻ là 112 trẻ; điều kiện giao thông, cơ sở vật chất lúc bấy giờ vô cùng khó khăn, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học còn rất hạn chế và có 02 lớp phải học nhờ của trường tiểu học.
Qua 17 năm thành lập và phát triển, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã, Ban đại diện cha mẹ trẻ cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường nên công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từng bước được nâng cao. Đến nay trường thuộc hạng I với 11 lớp gồm 319 trẻ; toàn trường có 26 người, trong đó BGH: 03, GV: 17, NV: 06. Trình độ chuyên môn của CB-GV-NV đạt chuẩn và trên chuẩn. Tất cả CB-GV-NV đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị của nhà trường được cấp trên cấp và nhà trường tự trang bị nên đã đáp ứng tương đối yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non. Trường đã phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ CB-GV-NV và chất lượng giảng dạy từng bước được nâng cao hơn so với trước. Trường có chi bộ độc lập, chi bộ được thành lập vào năm 2017, tổng số đảng viên hiện tại là 07. Hằng năm, Chi đoàn nhà trường đạt trong sạch vững mạnh, Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc. Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc (năm học 2016-2017, 2017-2018).
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đồng thời thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng, chất lượng giáo dục của nhà trường. Với vai trò quan trọng đó của việc kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã thành lập hội đồng tự đánh giá với 07 thành viên với các thành phần: ban giám hiệu, phụ trách đoàn thể, tổ chuyên môn, các thành viên trong nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục một cách nghiêm túc và trung thực.
Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và thư ký đã thực hiện mô tả hiện trạng, thu thập, xử lý, phân tích các thông tin minh chứng, đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; từ đó nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu nổi bật trong từng tiêu chí, tiêu chuẩn. Trên cơ sở phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường trong những năm tiếp theo. Quan trọng hơn là trong quá trình tự đánh giá, nhà trường tự nhận ra những điểm yếu trong công tác quản lý của nhà trường, sau khi tự đánh giá nhà trường sẽ đưa các hoạt động còn hạn chế đi vào nề nếp, khoa học và đồng bộ hơn, thể hiện rõ quyết tâm cải tiến và nâng cao chất lượng của nhà trường.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Mở đầu:
Nhà trường có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo Điều lệ trường mầm non. Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động. Trường có lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước. Nhà trường thực hiện công tác quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. Luôn chú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ
trường mầm non.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác).
b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
1. Mô tả hiện trạng
Trường Mẫu giáo Hòa Bình là trường hạng I, hiện trường có 01 Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm theo quyết định của Phòng Giáo dục [H1-1-01-01]. Hội đồng trường có 07 thành viên được thành lập theo quyết định của Phòng Giáo dục [H1-1-01-02]. Có Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác như: Hội đồng tư vấn, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm… được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng [H1-1-01-03]. Hội đồng trường còn hạn chế trong việc đề ra và quyết định những vấn đề mang tính chiến lược nhằm phát triển nhà trường vì các thành viên hội đồng trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên chưa dự báo tốt tình hình cũng như chưa mạnh dạn đề xuất, quyết định các hoạt động nhằm phát triển nhà trường lâu dài, bền vững.
Nhà trường có 03 tổ, trong đó có 02 tổ chuyên môn: tổ Nhà trẻ+Mầm+Chồi có 07 thành viên; tổ khối Lá gồm 05 thành viên và 01 tổ văn phòng gồm 04 thành viên [H1-1-01-04].
Nhà Trường có chi bộ độc lập với 07 đảng viên gồm: 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng và 04 giáo viên, trong đó Bí thư chi bộ là hiệu trưởng [H1-1-01-05], chi bộ sinh hoạt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã Hòa Bình. Có tổ chức Công đoàn trực thuộc Liên đoàn lao động huyện Tam Nông, hoạt động theo Điều lệ công đoàn, BCH Công đoàn do Đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, công đoàn có 26 thành viên, Chủ tịch công đoàn Trần Thị Cẩm Loan [H1-1-01-06]. Có Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc xã Đoàn Hòa Bình, chi đoàn có 12 đoàn viên, Bí thư chi đoàn Nguyễn Thị Bích [H1-1-01-07]. Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em gồm có 09 thành viên [H1-1-01-08].
2. Điểm mạnh
Trường Mẫu giáo Hòa Bình là trường Mẫu giáo hạng I, có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, hiện trường có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, có Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm, có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Trường có đầy đủ các tổ chức như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
3. Điểm yếu
Hội đồng trường còn hạn chế trong việc đề ra và quyết định những vấn đề mang tính chiến lược nhằm phát triển nhà trường vì các thành viên hội đồng trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên chưa dự báo tốt tình hình cũng như chưa mạnh dạn đề xuất, quyết định các hoạt động nhằm phát triển nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 các thành viên hội đồng trường tự nghiên cứu kỹ chức năng nhiệm vụ của hội đồng trường trong điều lệ trường mầm non nhằm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hội đồng trường tốt hơn nữa. Hội đồng trường mạnh dạn đề xuất và quyết định các vấn đề, các hoạt động quan trọng nhằm giúp nhà trường phát triển lâu dài, bền vững.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định.
b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định.
c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 319 trẻ, 11 nhóm, lớp. Các nhóm, lớp được phân chia theo độ tuổi theo quy định Điều lệ trường mầm non ban hành gồm: Nhà trẻ: 02 nhóm, mẫu giáo 3-4 tuổi 02 lớp, mẫu giáo 4 – 5 tuổi 02 lớp, mẫu giáo 5 – 6 tuổi 05 lớp [H1-1-02-01]. Tuy nhiên tên trường là trường mẫu giáo nhưng trường có nhận trẻ nhà trẻ do phụ huynh nhu cầu gửi trẻ.
Số lượng trẻ trong các nhóm, lớp được phân chia cụ thể từng độ tuổi theo quy định như sau: Nhà trẻ 02 nhóm: Nhóm 12-24: 19 trẻ; nhóm 25-36: 23 trẻ; mẫu giáo 3-4 tuổi 02 lớp: Mầm 1: 20 trẻ, Mầm 2: 21 trẻ; mẫu giáo 4 – 5 tuổi 02 lớp: Chồi 1: 32 trẻ, lớp Chồi 2: 29 trẻ; mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 5 lớp: Lá 1: 40 trẻ, lớp Lá 2: 40 trẻ, Lá 3: 27 trẻ, Lá 4: 28 trẻ, Lá 5: 40 trẻ [H1-1-02-01]. Tuy nhiên trường còn 3 lớp Lá 1, Lá 2, Lá 5 vượt số trẻ so với qui định do không đủ số lượng trẻ để tách lớp.
Trường Mẫu giáo Hòa Bình được xây dựng tại ấp 3 xã Hòa Bình (gần UBND của xã), 01 điểm được đặt ở ấp 5 xã Hòa Bình, 01 điểm được đặt tại ấp 1 xã Hòa Bình, 01 điểm được đặt tại ấp 2 xã Hòa Bình, đảm bảo được môi trường giáo dục an toàn cho trẻ và giáo viên, đảm bảo vệ sinh cho trẻ và giáo viên, thuận tiện cho phụ huynh đưa trẻ đến trường. Độ dài đường đi của trẻ đến lớp không quá 2 km [H1-1-02-02].
2. Điểm mạnh
Trường được xây dựng tại ấp 3 xã Hòa Bình (gần UBND của xã), 01 điểm được đặt ở ấp 5 xã Hòa Bình, 01 điểm được đặt tại ấp 1 xã Hòa Bình, 01 điểm được đặt tại ấp 2 xã Hòa Bình, đảm bảo được môi trường giáo dục an toàn cho trẻ và giáo viên, đảm bảo vệ sinh cho trẻ và giáo viên, thuận tiện cho phụ huynh đưa trẻ đến trường. Độ dài đường đi của trẻ đến lớp không quá 2 km.
3. Điểm yếu
Trường là trường mẫu giáo nhưng trường có nhận trẻ nhà trẻ do phụ huynh nhu cầu gửi trẻ do phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ, trường còn 3 lớp Lá 1, Lá 2, Lá 5 vượt số trẻ so với qui định do không đủ số lượng trẻ để tách lớp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019 hiệu trưởng tích cực tham mưu với Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đổi tên trường là Trường Mầm non.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có cơ cấu tổ chức đúng theo quy định, có 01 tổ chuyên môn khối Lá có 07 giáo viên, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó, có 01 Phó hiệu trưởng sinh hoạt chung, 01 tổ NT – Mầm – Chồi có 10 giáo viên, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó, có 01 Phó hiệu trưởng sinh hoạt chung, 01 tổ văn phòng có 04 nhân viên: 01 kế toán, 01 Y tế học đường, 01 bảo vệ, 01 nhân viên quét dọn, Hiệu trưởng sinh hoạt chung [H1-1-03-01].
Tổ chuyên môn và tổ văn phòng dựa trên kế hoạch chung của trường có xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuần, tháng và kế hoạch hoạt động cho cả năm học theo chức năng nhiệm vụ của tổ, các kế hoạch có tính thực tế khả thi được Hiệu trưởng phê duyệt [H1-1-03-02]. Sinh hoạt đúng theo quy định hai tuần một lần [H1-1-03-03].
Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chư¬ơng trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. [H1-1-03-02]. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng giáo viên [H1-1-03-03]. Tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về chăm sóc, dinh dưỡng [H1-1-03-02]; giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường; thực hiện bồi d¬ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên [H1-1-03-03]. Tuy nhiên công tác kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của tổ trưởng chưa được thường xuyên do chưa sắp xếp được thời gian vì phải dạy cả ngày.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có cơ cấu tổ chức của các tổ theo quy định. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng và năm học, có sinh hoạt định kỳ. Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ.
3. Điểm yếu
Công tác kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của tổ trưởng chưa được thường xuyên do chưa sắp xếp được thời gian vì phải dạy cả ngày.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 nhà trường sắp xếp, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn có thời gian để tăng cường công tác kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
c) Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có tập thể đội ngũ CB-GV-NV chấp hành tốt Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, không vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non. Tập thể CB- GV-NV tham gia các lớp học tập Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đảng uỷ xã, các buổi họp đầy đủ, đúng thành phần. Tham gia đầy đủ các phong trào Nhà trường, của ngành tổ chức, quán triệt và chỉ đạo giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn theo sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện về việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thực hiện tốt hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành [H1-1-04-01].
Hàng năm nhà trường đều thực hiện chế độ báo cáo tháng, học kỳ và cả năm theo hướng dẫn, biểu mẫu và thời gian qui định. Tuy nhiên những báo đột xuất đôi lúc chưa kịp thời do kế toán kiệm nhiệm văn thư [H1-1-04-02].
Nhà trường thực hiện đúng các quy định trong quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng BGDĐT. Nhà trường thông qua quy chế dân chủ, quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ… thông qua hội nghị cán bộ công chức, các cuộc họp. Thực hiện dân chủ trong vấn đề quy hoạch, bổ nhiệm… thực hiện công khai theo Thông tư 09/2009/TTBGDĐT, công khai thu chi hàng tháng [H1-1-04-03]. Tuy nhiên công tác triển khai quy chế dân chủ đôi lúc chưa kịp thời do nhà trường chỉ tổ chức họp hội đồng 1 lần/tháng.
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện tốt các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chấp hành tốt sự quản lý của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chế độ báo cáo và quy chế dân chủ trong đơn vị.
3. Điểm yếu
Công tác báo cáo đột xuất đôi lúc chưa kịp thời. Nguyên nhân do kế toán công việc nhiều mà phải kiệm nhiệm văn thư. Công tác triển khai quy chế dân chủ đôi lúc chưa kịp thời do nhà trường chỉ tổ chức họp hội đồng 1 lần/tháng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019 Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc nhắc nhở bộ phận văn thư cập nhật mail, thực hiện các báo cáo đột xuất kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp trên đề ra. Đồng thời Hiệu trưởng phân công bộ phận hỗ trợ báo cáo tiếp kế toán để giảm tải công việc cho kế toán. Đẩy mạnh công tác triển khai quy chế dân chủ đến toàn thể CB-GV-NV bằng nhiếu hình thức dán công khai trên bản tin nhà trường hoặc lồng ghéo trong các cuộc họp.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ.
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả thực trạng
Nhà trường có đầy đủ các hồ sơ theo Điều lệ trường mầm non ban hành như: hồ sơ quản lý trẻ em [H1-1-05-01]; hồ sơ quản lý nhân sự [H1-1-05-02]; hồ sơ quản lý chuyên môn [H1-1-05-03]; hồ sơ lưu trữ công văn đi, đến [H1-1-05-04]; hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính [H1-1-05-05]; hồ sơ quản lý bán trú [H1-1-05-06];
Nhà trường lưu trữ các hồ sơ, văn bản đầy đủ theo quy định của Bộ luật lưu trữ số 01/2011/QH13 của Quốc hội và Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, hồ sơ Y tế học đường sắp xếp chưa khoa học do mới hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm [H1-1-05-04].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với ngành học và kế hoạch phát động thi đua của cấp trên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các phong trào thi đua dài hạn, ngắn hạn theo từng thời điểm và các cuộc vận động: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Xây dựng trường Xanh – Sạch- Đẹp…[H1-1-05-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đầy đủ các hồ sơ theo quy định, các hồ sơ, văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy đủ theo quy định của luật lưu trữ, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, duy trì tốt các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của cấp trên.
3. Điểm yếu
Hồ sơ Y tế học đường sắp xếp chưa khoa học do mới hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm. Hồ sơ cá nhân của cán bộ công chức viên chức chưa cập nhật kịp thời theo từng năm học theo quy định của Bộ nội vụ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018- 2019, hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn bộ phận y tế học đường sắp xếp hồ sơ, văn bản sao cho khoa học và tăng cường kiểm tra việc thực hiện và Hướng dẫn CB-GV-NV cập nhật bộ sung thêm phiếu lí lịch theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường mầm non và các quy định khác của pháp luật.
c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định Điều lệ trường mầm non gồm: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội ngày lễ và quản lý trẻ ở trường đúng theo quy định [H1-1-06-01].
Hàng năm nhà trường có thực hiện rà soát lại nhu cầu biên chế đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên để tham mưu lãnh đạo Phòng Giáo dục thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo qui định. Thực hiện bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn theo đúng qui trình: tổ giới thiệu tổ trưởng, tổ phó sau đó họp các bộ phận chủ chốt trong nhà trường như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên lấy ý kiến biểu quyết và hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm và quyết định thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng [H1-1-01-04], thực hiện nghiêm túc việc quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Việc thực hiện quy hoạch cán bộ nguồn về lâu dài còn ít do cán bộ, giáo viên thiếu các văn bằng bồi dưỡng về chính trị, bồi dưỡng về quản lý.
Nhà trường quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, luôn công khai minh bạch rõ ràng trên bảng công khai hàng tháng và thông qua hội nghị cán bộ công chức, việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích chi xuất tiết kiệm tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Nhà trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý tốt diện tích đất hiện có và sử dụng đúng mục đích, không cho thuê, mướn trái quy định. Thực hiện quản lý, theo dõi các công cụ, dụng cụ và trang thiết bị lớp học, hàng năm thực hiện kiểm kê tài sản, tính tỷ lệ hao mòn tài sản và báo cáo về cấp trên theo đúng qui định [H1-01-05-06].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất.
3. Điểm yếu
Việc thực hiện quy hoạch cán bộ nguồn về lâu dài còn ít do cán bộ, giáo viên thiếu các văn bằng bồi dưỡng về chính trị, bồi dưỡng về quản lý.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo hiệu trưởng tham mưu Đảng ủy, Lãnh đạo Phòng Giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán chưa qua trung cấp chính trị và bồi dưỡng công tác quản lý. Hiệu trưởng tham mưu với lạnh đạo phòng giáo dục duyệt nguồn nhân sự quy hoạch cán bộ nguồn.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường.
b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.
1. Mô tả thực trạng
Nhà trường có xây dựng kế hoạch phối hợp với công an xã về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường [H1-1-07-01], có xây dựng phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Điều lệ trường mầm non [H1-1-07-02]. Có hàng rào đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà trường. Công tác phối hợp với Công an xã đôi lúc chưa thường xuyên do công việc nhiều.
Nhà trường có xây dựng kế hoạch, có các biện pháp thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường [H1-1-07-03]. Nhà trường quan tâm, kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi…hư hỏng, không an toàn, tiến hành khắc phục sửa chữa nhằm phòng tránh tai nạn thương tích. Nhà trường có thành viên tham gia tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, có tiêu lệnh chữa cháy. Giáo viên thường xuyên vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi bằng Cloramin B nhằm đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Nhà trường hợp đồng với người nấu ăn cho trẻ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Nhà trường luôn chú trọng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ giáo viên, nhân viên của trường. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đúng theo Điều lệ trường mầm non. Có lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc mọi nơi, tổ chức hiệu quả việc quản lý trẻ trong hoạt động ngoài trời, trong lớp học, trẻ mới đến lớp. Nhà trường thực hiện khoá cổng sau giờ đón trẻ, không trả trẻ cho người lạ, không cho người lạ mặt vào trường, thực hiện nghiêm túc cam kết với phụ huynh [H1-1-04-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có phối hợp với công an xã trong việc đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong nhà trường, có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường. Phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
3. Điểm yếu
Công tác phối hợp với Công an xã đôi lúc chưa thường xuyên do hiệu trưởng bận nhiều công việc. Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, Phòng phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường chưa có đưa ra tình huống giả định để tập huấn cho CB-GV-NV.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hiệu trưởng duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn nữa với chính quyền địa phương và Công an xã để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trong nhà trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, giáo dục một cách thiết thực và hiệu quả trong năm học 2018– 2019. Phối hợp với các ngành chuyên môn để xây dựng lại phương án theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.
a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
b) Trong năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian.
c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có xây dựng kế hoạch tổ chức các lễ hội như: tổ chức “Ngày hội đến trường của bé”, tổ chức “Đêm hội trăng rằm”, tổ chức “Ngày hội ra trường của bé”… Bên cạnh đó, nhà trường cũng chỉ đạo cho giáo viên xây dựng nội dung hoạt động vui chơi vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng tháng. Chỉ đạo cho Phó hiệu trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra giáo viên trong việc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra [H1-1-08-01].
Nhà trường có phối hợp với Chi đoàn tổ chức cho 122/173 trẻ từ 4- 5 tuổi đi tham quan Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Viện bảo tàng Đồng Tháp (đạt tỷ lệ 70,52%). Tuy nhiên còn 51 trẻ 4, 5 tuổi (chiếm tỷ lệ 29,48%) chưa được đi tham quan Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Viện bảo tàng Đồng Tháp, do đường xa nên phụ huynh chưa có điều kiện cho trẻ đi tham quan [H1-1-08-02].
Nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng… sau giờ thể dục buổi sáng và chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hàng tháng tổ chức lồng ghép các bài hát dân ca, đồng dao phù hợp với trẻ trong hoạt động dạy và học [H1-1-08-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi, tổ chức cho trẻ tham quan Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Viện bảo tàng Đồng Tháp…Thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng….Trẻ tích hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động và các trò chơi dân gian.
3. Điểm yếu
Toàn trường có 51 trẻ 4,5 tuổi chưa được tham quan Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Viện bảo tàng Đồng Tháp (tỷ lệ 29,482%). Do đường xa phụ huynh chưa có điều kiện cho trẻ đến tham quan.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường vận động phụ huynh tạo điều kiện để tất cả trẻ 4-5 tuổi được đi tham quan và tìm hiểu về di tích lịch sử của địa phương trong năm học 2018-2019.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận tiêu chuẩn 1:
1. Điểm mạnh cơ bản
Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Lớp học, số trẻ, địa điểm trường được bố trí theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định Điều lệ trường mầm non, quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. Có các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện tốt. Tổ chức cho trẻ tham quan Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và Viện bảo tàng Đồng Tháp. Tổ chức các các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao phù hợp với từng lứa tuổi.
2. Điểm yếu cơ bản
Công tác kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn của tổ trưởng cho giáo viên không được thường xuyên do chưa sắp xếp được thời gian vì phải dạy cả ngày. Công tác báo cáo đột xuất đôi lúc chưa kịp thời. Toàn trường có 51 trẻ 4, 5 tuổi chưa được tham quan Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Viện bảo tàng Đồng Tháp.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn 1: 08
+ Số tiêu chí đạt: 08
+ Số tiêu chí không đạt: 0

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và trẻ
Mở đầu:
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của nhà trường có năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. Cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hằng năm và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm các quyền lợi theo quy định.
Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
a) Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và
lý luận chính trị theo quy định;
b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
c) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
1. Mô tả hiện trạng
Thực hiện theo Điều lệ trường mầm non nhà trường có 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng: Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non 15 năm có bằng đại học mầm non và đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục và trung cấp chính trị, phó hiệu trưởng chuyên môn có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non 08 năm có bằng đại học mầm non và qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục. Các phó hiệu trưởng chưa học lớp trung cấp lý luận chính trị do lớp học mở ít nhưng nhu cầu học lại nhiều nên chưa được cử đi học. [H2-2-01-01].
Từ năm học 2014-2015 đến nay hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nhà trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá về chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt loại xuất sắc [H2-2-01-02].
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có năng lực quản lí và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non và có khả năng soạn thảo văn bản, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn, sử dụng được một số phần mềm: Emis, Pmis, phần mềm thi đua khen thưởng, phần mềm giáo án điện tử, phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục [H2-2-01-01].
2. Điểm mạnh
Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non 15 năm, phó Hiệu có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non 08 năm. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều đạt trình độ trên chuẩn và đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Hàng năm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được phòng Giáo dục đánh giá chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng loại khá trở lên. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có năng lực quản lí và tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình giáo dục mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
3. Điểm yếu
Các phó hiệu trưởng chưa học lớp trung cấp lý luận chính trị do lớp học mở ít nhưng nhu cầu học lại nhiều nên chưa được cử đi học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng tham mưu tích cực với Đảng ủy và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo giới thiệu các phó hiệu trưởng được tham gia học lớp trung cấp lý luận chính trị.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2. Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.
a) Số lượng giáo viên theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường hiện có tổng số 16 giáo viên của 11 nhóm, lớp. Trong đó có 06 lớp bán trú với 11 giáo viên phụ trách và 05 lớp học 2 buổi/ngày với 5 giáo viên phụ trách. Tuy nhiên trường vẫn thiếu 01 giáo viên ở lớ bán trú, nguyên nhân do Huyện chưa tuyển dụng. [H2-2-02-01].
Nhà trường có 10/16 GV đạt trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 62,5% (08 đại học, 02 cao đẳng). Số giáo viên đạt chuẩn quy định là 06/16 giáo viên, tỷ lệ 37,5% [H2-2-02-02].
Giáo viên của trường đa số là dân địa phương công tác tại trường nên có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ phù hợp với địa bàn công tác có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trong năm học 2017-2018 nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có hiểu biết về văn hóa ngôn ngữ phù hợp địa phương công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
3. Điểm yếu
Trường vẫn còn thiếu 01 giáo viên ớ lớp bán trú do Huyện chưa tuyển dụng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 Ban giám hiệu tích cực tham mưu với Lãnh đạo Phòng giáo dục xin tuyển dụng thêm giáo viên để đảm bảo đủ giáo viên theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên.
a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%;
c) Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng
Cuối năm học 2017-2018 trường có 3/16 giáo viên xếp loại xuất sắc đạt tỷ lệ 18,75%; 13/16 giáo viên xếp loại khá đạt tỷ lệ 81.25%. Không có giáo viên nào bị xếp loại kém theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [H2-2-03-01].
Tính đến thời điểm cuối năm học 2017-2018 trường có 02/16 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt tỷ lệ: 12.5%. Tuy nhiên số lượng giáo viên dạy giỏi của trường chưa đạt cao và đạt chưa đồng đều ở các khối do giáo viên dạy giỏi của trường những năm trước đã chuyển đi nơi khác. [H2-2-03-02].
Nhà trường luôn quan tâm đến tinh thần, đời sống vật chất của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật, được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật [H2-2-03-03].
2. Điểm mạnh
Đến cuối năm học 2017-2018 nhà trường có 100% giáo viên được đánh giá theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt từ loại khá trở lên, không có loại trung bình. Nhà trường có 12.5% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tất cả giáo viên đều được đảm bảo các quyền theo qui định điều lệ trường mầm non.
3. Điểm yếu
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi của trường đạt chưa cao và đạt chưa đồng đều ở các khối do giáo viên dạy giỏi của trường những năm trước đã chuyển đi nơi khác.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Phó Hiệu trưởng tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao tỉ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm tiếp theo. Khuyến khích giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4. Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.
a) Số lượng nhân viên theo quy định;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
c) Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Trường Mẫu giáo Hòa Bình có 06 nhân viên. Trong đó có 01 nhân viên kế toán kiêm văn thư, 01 nhân viên y tế trường học kiêm thủ quỹ, 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ, 02 nhân viên nấu ăn. Tuy nhiên trường còn thiếu 01 nhân viên nấu ăn do trường hợp đồng chưa được [H2-2-04-01].
Nhân viên kế toán trường có trình độ đại học kế toán, nhân viên y tế trường học có trình độ trung cấp y sĩ, 01 nhân viên nấu ăn có chứng chỉ nghề nấu ăn, còn 01 nhân viên nấu ăn chưa có chứng chỉ nghề nấu ăn do chưa có lớp để tham gia học tập [H2-2-04-02].
Đội ngũ nhân viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ: kế toán-văn thư thực hiện thu chi và báo cáo tài chính, nhận và lưu trữ công văn; nhân viên y tế trường học- thủ quỹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ, quản lý các loại quỹ của nhà trường; nhân viên bảo vệ thực hiện các công việc trực cổng khi có khách liên hệ và chăm sóc cây xanh; Nhân viên nấu ăn thực hiện công tác ăn bán trú cho trẻ đảm bảo theo thực đơn hàng ngày. Nhân viên được học bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định, hàng năm nhân viên được đánh giá thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định [H2-2-04-03] và được đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định [H2-2-03-03].
2. Điểm mạnh
Trình độ nhân viên kế toán đạt trên chuẩn đào tạo. Các nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được đảm bảo chế độ chính sách theo quy định.
3. Điểm yếu
Trường còn thiếu 01 nhân viên nấu ăn theo quy định do trường hợp đồng chưa được. Còn 01 nhân viên nấu ăn chưa có chứng chỉ nghề nấu ăn do chưa có lớp tham gia học tập.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019 Ban giám hiệu nhà trường tích cực tìm và hợp đồng thêm 01 nhân viên nấu ăn để đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó ban giám hiệu tích cực tham mưu để tạo điều kiện cho 01 nhân viên nấu ăn tham dự các lớp tập huấn theo qui định.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 5: Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
a) Được phân chia theo độ tuổi;
b) Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;
c) Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Các lớp của trường được phân chia theo đúng các độ tuổi: 02 nhóm nhà trẻ: 42 trẻ, 02 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 40 trẻ; 02 lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 61 trẻ; 05 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi 175 trẻ (trong đó có 03 lớp ghép ở điểm phụ ấp 1, ấp 2 và ấp 5) [H1-01-02-01].
Nhà trường tổ chức cho 257/319 trẻ được ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ: 80.56% , còn 62 trẻ chưa được ăn bán trú mà chỉ học 2 buổi/ ngày. Tuy nhiên số lượng trẻ ăn bán trú tại trường chưa đạt tỷ lệ 100% do kinh tế phụ huynh khó khăn nên không cho trẻ ăn bán trú tại trường.[H1-1-02-01].
Tất cả trẻ trong nhà trường đều được đảm bảo quyền lợi theo quy định như: được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, được khám sức khỏe định kỳ 1 lần trong năm học là 318/318 đạt tỉ lệ 100%. Trẻ được đối xử công bằng và được hưởng các chế độ như: miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định [H2-2-05-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường tổ chức cho 257/319 trẻ được ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ: 80.56%, tổ chức cho trẻ học 2 buổi/ ngày 62 trẻ đạt tỷ lệ: 19.43%, trẻ đều được đảm bảo quyền lợi theo quy định.
3. Điểm yếu
Nhà trường còn 03 lớp ở điểm phụ ấp 1, ấp 2 và ấp 5 còn học lớp ghép, nguyên nhân do các điểm phụ xa điểm chính và không có đủ số trẻ thành lập lớp đúng theo độ tuổi nên phải học lớp ghép. Số lượng trẻ ăn bán trú tại trường chưa đạt tỷ lệ 100% nguyên nhân do kinh tế phụ huynh khó khăn nên không cho trẻ ăn bán trú tại trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 nhà trường tiếp tục vận động, hướng dẫn giáo viên dạy lớp ghép chú ý chăm sóc giáo dục phù hợp cho tất cả các độ tuổi, nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận tiêu chuẩn 2:
1. Điểm mạnh cơ bản
Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đều có sức khoẻ tốt, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn và đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Hiệu trưởng có thời gian giảng dạy 15 năm, phó hiệu trưởng có thời gian giảng dạy 08 năm. Hằng năm giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ. Có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo trong đó có 62,5% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Có số lượng nhân viên theo quy định và đạt các yêu cầu theo quy định. CB-GV-NV được nhà trường đảm bảo thực hiện các quyền lợi theo quy định của pháp luật; luôn giữ được mối đoàn kết nội bộ, không có cán bộ giáo viên bị kỷ luật.
2. Điểm yếu cơ bản
Phó hiệu trưởng chưa học lớp trung cấp lý luận chính trị, trường chưa có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trường còn thiếu 01 nhân viên nấu ăn, còn 01 nhân viên nấu ăn chưa có chứng chỉ nghề nấu ăn. Số trẻ ăn bán trú tại trường chưa đạt tỷ lệ 100%.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn 2: 05
+ Số tiêu chí đạt: 04
+ Số tiêu chí không đạt: 01
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mở đầu
Trường Mẫu giáo Hòa Bình trong những năm qua được đầu tư về cơ sở vật chất theo hướng ngày càng hiện đại, khung cảnh sư phạm xanh- sạch- đẹp. Nhà trường có diện tích đất rộng, ở địa thế đẹp, các công trình xây dựng kiên cố. Khuôn viên nhà trường, sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu. Các phòng học, phòng sinh hoạt chung, phòng thể chất, nghệ thuật, bếp ăn đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Nhà trường cơ bản đã có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a) Có đủ diện tích đất hoặc diện tích sàn sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh;
c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MG Hòa Bình có khuôn viên riêng bằng phẳng, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện tích là 4.245m2 đạt 13,82m2 /trẻ. Trong đó, điểm trường chính có tổng diện tích là 3.636m2 đạt 16,75m2 , điểm trường Bình Minh 20 với tổng diện tích là 609m2 đạt 16,02m2/trẻ và 2 điểm phụ học nhờ trường Tiểu học với tổng diện tích là 96m2 đạt 1.81m2/trẻ. Các công trình được xây dựng kiên cố và bán kiên cố [H3-3-01-01].
Khuôn viên trường được thiết kế phù hợp với yêu cầu của trường mầm non, cổng trường xây bằng gạch, cổng sắt, có biển tên trường phù hợp, xunh quanh trường có tường bao quanh, phía trên được xây bằng sắt, phía dưới bằng gạch với chiều cao 2,5m [H3-3-01-02].
Trường sử dụng nguồn nước sạch do Trạm Cấp nước ấp 1 và ấp 2 xã Hòa Bình cung cấp, đảm bảo đủ cho trẻ sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước uống là nước đóng chai do công ty cung cấp nước Tám Bon, có chứng nhận đủ điều kiện an toàn của ngành y tế [H3-3-01-03]. Xung quanh khu vực trường có hệ thống cống thoát nước hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ diện tích đất sử dụng bình quân cho mỗi trẻ đảm bảo tốt cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, công trình được xây dựng kiên cố theo mô hình mới. Biển tên trường, khuôn viên có hàng rào bao quanh, môi trường đảm bảo an toàn. Trường sử dụng hệ thống nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống của cô và trẻ hàng ngày và có hệ thống cống rãnh thoát nước không gây ảnh hưởng đến môi trường.
3. Điểm yếu
Trường chưa phát hiện điểm yếu
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 tiếp tục duy trì điểm mạnh
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu.
a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh tạo bóng mát;
b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có diện tích sân chơi được quy hoạch với tổng diện tích là 1.673.82m2 đạt 6,56m2 /trẻ. Trong đó, điểm trường chính với tổng diện tích là 1.217.56m2 đạt 5,61m2 /trẻ, điểm Bình Minh 20 với diện tích là 456,26m2 đạt 12m2/trẻ, riêng 2 điểm phụ học nhờ Trường Tiểu học trẻ sử dụng sân chơi chung với trường, không có khu vực chơi riêng biệt. Sân chơi được thiết kế phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mầm non, nhà trường có trồng các loại cây, hoa kiểng, cây bóng mát…. Tuy nhiên, cây xanh ở sân trường còn ít vì trường vừa nhận trụ sở mới và đi vào hoạt động tháng 04/2017 nên cây các loại cây xanh còn nhỏ chưa có tán rộng che bóng mát sân [H3-3-02-01].
Trường có vườn cây với nhiều loại cây cảnh, cây bóng mát, cây hoa phong phú, gần gũi với trẻ, có biển tên cây để dành riêng cho trẻ chăm sóc giúp trẻ khám phá học tập [H3-3-02-02].
Khu vực sân chơi ngoài trời được đổ xi măng bằng phẳng, trên sân có 05 loại đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đu, mâm gióng con ngựa xoay…được bố trí một cách khoa học, hợp lý đảm bảo tính an toàn và phù hợp với trẻ. Sân chơi điểm trường Bình Minh 20 cũng được láng xi măng bằng phẳng, được bố trí 03 loại đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non. Riêng 2 điểm phụ học nhờ trường Tiểu học, do sử dụng chung sân với trường nên không được trang bị các loại đồ chơi ngoài trời theo danh mục [H3-3-02-03].
2. Điểm mạnh
Diện tích sân trường rộng rãi, thoáng mát, được láng xi măng bằng phẳng, bố trí sắp xếp đồ chơi lớn hợp lý đảm bảo mỹ quan. Sân trường có quy hoạch vườn cây với nhiều loại cây xanh, cây bóng mát dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi ngoài trời được láng xi măng, trên sân có 05 loại đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đu, mâm gióng con ngựa xoay…được bố trí một cách khoa học, hợp lý đảm bảo tính an toàn và phù hợp với trẻ.
3. Điểm yếu
Cây xanh ở sân chơi của trường chưa tạo bóng mát cho trẻ vui chơi, hoạt động ngoài trời, vì trường vừa di dời trụ sở mới nên cây xanh chưa kịp lớn chưa có tàn che phủ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018 – 2019 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận như Công đoàn cơ sở, Chi đoàn trường phối hợp với xã Đoàn có kế hoạch tăng cường chăm sóc cây xanh ở sân trường nhiều hơn tạo bóng mát, cải tạo đất tốt hơn để trồng thêm các loại cây xanh, vườn hoa để tạo mĩ quan cho sân trường.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu.
a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ) bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
b) Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ) bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
1. Mô tả hiện trạng
Phòng sinh hoạt chung dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ với tổng diện tích mỗi phòng lá 144m2 đạt 4,11m2 trẻ theo Điều lệ trường mầm non. Phòng học thông thoáng, đủ ánh sáng, sàn được lát bằng gạch bông màu sáng, không trơn trợt, hành lang dùng làm nơi ăn của trẻ. Mỗi phòng đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non để trẻ hoạt động. Có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ; xung quanh mỗi phòng học được giáo viên trang trí các loại tranh, ảnh đẹp, hấp dẫn phù hợp với trẻ, trong mỗi lớp đều được bố trí một vài cây xanh, cây cảnh trang trí đẹp phù hợp với trẻ. Hàng năm, nhà trường có mua sắm và bổ sung thêm đồ dùng, trang thiết bị cho các lớp đầy đủ hơn [H3-3-03-01].
Nhà trường dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ cho trẻ, phòng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho nhu cầu ngủ của trẻ như: Chiếu, mùng; gối do phụ huynh trang bị…[H3-3-03-02].
Hệ thống hiên chơi thoáng mát đảm bảo đủ diện tích, đúng qui cách của Điều lệ trường mầm non, diện tích hiên chơi là 24m2, bình quân 0,68m2 /trẻ. Hiên chơi vừa sử dụng làm nơi cho trẻ chơi, vừa có thể sử dụng tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Hiên chơi được bao quanh bằng hệ thống lan can xây bằng tường và song sắt cao 1,2m đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt, vui chơi. Lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng 0.1m. Điểm Bình Minh 20 và 02 điểm học nhờ Trường Tiểu học có hiên chơi với diện tích 8m2, bình quân 0,23m2 /trẻ, hiên chơi không có lan can theo quy định, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ sinh hoạt, vui chơi [H3-3-03-03].
2. Điểm mạnh
Hệ thống phòng sinh hoạt chung được sử dụng là nơi học tập, ngủ của trẻ, phòng đảm bảo đủ diện tích theo Điều lệ trường mầm non, phòng thông thoáng, trang trí đẹp mắt phù hợp với trẻ và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp mắt, phù hợp. Nhà trường dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ cho trẻ, phòng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho nhu cầu ngủ của trẻ như: Chiếu, mùng; gối do phụ huynh trang bị… Hệ thống hiên chơi thoáng mát đảm bảo đủ diện tích, đúng qui cách của Điều lệ trường mầm non, hiên chơi vừa sử dụng làm nơi cho trẻ chơi, vừa có thể sử dụng tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Hiên chơi được bao quanh bằng hệ thống lan can xây bằng tường và song sắt cao 1,2m đảm bảo an toàn cho trẻ khi sinh hoạt, vui chơi.
3. Điểm yếu
Hiên chơi điểm Bình Minh 20 và 02 điểm học nhờ trường Tiểu học chưa có lan can theo qui định của Điều lệ trường mầm non, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ sinh hoạt và vui chơi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018 -2019 và những năm tiếp theo Hiệu trưởng nhà trường sẽ tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Phòng Giáo dục hỗ trợ kinh phí xây dựng hiên chơi cho điểm Bình Minh 20 và 02 điểm phụ học nhờ Trường Tiểu học có lan can theo qui định.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định.
a) Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ;
b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, bảo đảm vệ sinh; kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;
c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng nghệ thuật, với diện tích là 86 m2 /phòng, được lát bằng gạch hoa, phòng thoáng mát, trong phòng có trang trí các hình ảnh lên mảng tường phù hợp với lứa tuổi mầm non, phòng có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động nghệ thuật (gương soi, gióng múa, ti vi, đầu đĩa, đàn organ, dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, trang phục biểu diễn cho trẻ hoạt động và một số dụng cụ cho trẻ luyện tập thể chất như: Cầu môn, băng ghế thể dục, cổng chui, thang leo, bóng các loại, cột ném bóng, bục bật sâu [H3-3-04-01].
Nhà trường có khu vực nhà bếp với tổng diện tích 42 m2 , bình quân 0,26 m2 /trẻ, được xạy dựng theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự từng khâu tiếp nhận => sơ chế => chế biến => bếp nấu => khu vực chia ăn. Nhà bếp được trang bị đầy đủ đồ dùng như: kệ để gia vị, tủ hấp cơm, bếp gas 02 lò, máy xay thịt, dụng cụ chế biến thực phẩm sống- chín, tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, xe đẩy thức ăn sống-chín, kệ song để thực phẩm và 01 kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các thực phẩm riêng biệt, đảm bảo vệ sinh và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [H3-3-04-02].
Trường có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được xây khép kín bảo đảm yêu cầu theo quy định được phân chia riêng biệt nam, nữ. Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng rửa tay, các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ [H3-3-04-03]. Điểm trường Bình Minh 20 không có nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng có nhà vệ sinh cho trẻ khép kín, khu vệ sinh không phân chia nam, nữ riêng biệt, chỗ đi tiêu, tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m. Riêng 02 điểm học nhờ trường Tiểu học chưa có phòng vệ sinh riêng biệt dành cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên còn đi chung nhà vệ sinh với trường Tiểu học.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng nghệ thuật được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ. Có khu bếp được trang bị đầy đủ các trang thết bị cần thiết bị phục vụ nấu ăn như: kệ để gia vị, tủ hấp cơm, bếp gas 02 lò, máy xay thịt, dụng cụ chế biến thực phẩm sống- chín, tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, xe đẩy thức ăn sống-chín. Có nhà vệ sinh cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
3. Điểm yếu
Điểm Bình Minh 20 không có nhà vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên và 02 điểm học nhờ trường Tiểu học cũng không có nhà vệ sinh cho trẻ và cho cán bộ giáo viên sử dụng. Nhà bếp chưa vận hành theo nguyên tắc bếp 01 chiều do thiết kế có sẵn
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019, Hiệu trưởng nhà trường sẽ tham mưu với Trường Tiểu học sắp xếp, bố trí khu vệ sinh riêng biệt dành cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng. Tăng cường tham mưu với Lãnh đạo Phòng Giáo dục cấp thêm kinh phí xây khu vệ sinh dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với điểm trường Bình Minh 20. Hiệu trưởng có kế hoạch sắp xếp thiết bị nhà bếp và bố trí lại khu vực để vận hành nhà bếp theo đúng quy định.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu.
a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
b) Phòng y tế có diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
1. Mô tả hiện trạng
Văn phòng trường có diện tích 28,80 m2 , có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có đầy đủ các biểu bảng cần thiết. Phòng Hiệu trưởng có diện tích 28,80 m2 , phòng phó Hiệu trưởng có diện tích 14 m2 , các phòng được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách như: Máy tính, bàn ghế tiếp khách. Phòng hành chính quản trị diện tích 28,80 m2 , có máy vi tính, máy in và các phương tiện làm việc khác như: Bàn ghế, tủ hồ sơ đáp ứng đủ nhu cầu công việc [H3-3-05-01].
Phòng y tế có diện tích 14.40m2 đảm bảo theo quy định, được trang bị đầy đủ có các trang thiết bị y tế và các đồ dùng theo dõi sức khỏe cho trẻ như: tủ để thuốc cho trẻ gồm một số loại thuốc thông thường như paracetamol, clomenyramin, dầu gió…và các dụng cụ y tế: gạt đè lưỡi, máy đo huyết áp, giường y tế, đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ. Có các bảng biểu thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kì của trẻ, tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ [H3-3-05-02].
Trường không có phòng bảo vệ, thường trực nhưng có bảo vệ nên trường cũng có bố trí, sắp xếp nơi để bảo vệ trực cổng, có bàn ghế, đồng hồ và bảng theo dõi khách hàng ngày. Có phòng dành cho nhân viên với diện tích là 40 m2 được trang bị 01 tủ để đồ dùng cá nhân. Trường có khu để xe có mái che dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên với diện tích là 12 m2 [H3-3-05-03]. Điểm trường Bình Minh 20 thì không có khu để xe cho CB,GV,NV. Riêng 02 điểm học nhờ trường Tiểu học thì sử dụng chung nhà để xe dành cho CB,GV,NV của trường Tiểu học.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có văn phòng trường, phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng nhân viên đảm bảo diện tích và được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, tiếp khách theo quy định. Có khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
3. Điểm yếu
Nhà trường không có phòng thường trực bảo vệ và điểm Bình Minh 20 không có khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nguyên nhân vì trong thiết kế xây dựng trường không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019, Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng thêm phòng thường trực bảo vệ, nhà xe đảm bảo theo quy định.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường đã trang bị các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGD-ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo cho tất cả các lớp 5 tuổi đạt 100%. Riêng các lớp dưới độ tuổi 5 tuổi chỉ đảm bảo 80% theo danh mục. Hàng ngày, giáo viên đều chuẩn bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ [H3-3-06-01].
Các thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định luôn đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp vời trẻ. Tuy nhiên giá trị sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự làm chưa cao, sử dụng chưa được lâu dài [H3-3-06-02].
Hàng năm căn cứ vào nhu cầu của từng nhóm lớp và nguồn ngân sách của trường, nhà trường có kế hoạch bảo quản, sửa chữa và thay thế bổ sung thêm các thiết bị đồ dung, đồ chơi cho trẻ. Nhà trường đã thực hiện mua sắm, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp với tổng số tiền 13.400.600 [H3-3-06-03].
2. Điểm mạnh
Các lớp được trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định (05 lớp 5 tuổi được trang bị 100% theo danh mục, các lớp dười độ tuổi 5 tuổi đạt 80% theo danh mục). Giáo viên kịp thời sử dụng, khai thác có hiệu quả trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Hàng năm nhà trường đều thực hiện sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
3. Điểm yếu
Độ bền một số đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục chưa cao, nguyên nhân do giáo viên chưa cân nhắc tuyển chọn những nguyên vật liệu chưa có độ bền nên thời gian sử dụng không lâu dài.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Bộ phận cơ sở vật chất sẽ hỗ trợ và khuyến khích giáo viên sử dụng những nguyên vật liệu có độ bền cao để làm đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục cho trẻ sử dụng được lâu bền.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận về Tiêu chuẩn 3:
1. Những điểm mạnh cơ bản
Trường có diện tích đất sử dụng tương đối đảm bảo theo quy định. Khuôn viên của trường có biển tên trường, tường rào bao quanh. Diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh và được cắt tỉa đẹp, có vườn cây, sân chơi đảm bảo an toàn và có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng sinh hoạt chung (làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo an toàn; trang trí theo chủ đề, có đồ dùng, đồ chơi theo quy định. Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi theo Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non cho 06 lớp 5-6 tuổi. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung, mua sắm phù hợp.
2. Những điểm yếu cơ bản
Cây xanh ở sân chơi của trường chưa tạo bóng mát cho trẻ vui chơi, hoạt động ngoài trời, vì trường vừa di dời trụ sở mới nên cây xanh chưa kịp lớn chưa có tàn che phủ. Hiên chơi điểm Bình Minh 20 và 02 điểm học nhờ trường Tiểu học chưa có lan can theo qui định của Điều lệ trường mầm non, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ sinh hoạt và vui chơi. Điểm Bình Minh 20 không có nhà vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên và 02 điểm học nhờ trường Tiểu học cũng không có nhà vệ sinh cho trẻ và cho cán bộ giáo viên sử dụng. Nhà bếp chưa vận hành theo nguyên tắc bếp 01 chiều do thiết kế có sẵn . Nguyên nhân vì trong thiết kế xây dựng trường không có. Độ bền một số đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục chưa cao, nguyên nhân do giáo viên chưa cân nhắc tuyển chọn những nguyên vật liệu chưa có độ bền nên thời gian sử dụng không lâu dài.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 06
+ Số tiêu chí đạt: 05
+ Số tiêu chí không đạt: 01
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu
Trong những năm học qua nhà trường rất chú trọng đến mối quan hệ giữa nhà trường, xã hội và gia đình. Ban đại diện cha mẹ học sinh được kiện toàn hàng năm và hoạt động có hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức hoạt động trên cơ sở Điều lệ BĐD cha mẹ học sinh, cùng với nhà trường chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ các hoạt động giáo dục trẻ. Công tác phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong công tác giáo dục. Lãnh đạo nhà trường chủ động tích cực làm công tác tham mưu, công tác phối hợp, công tác XHHGD với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, với các ban ngành đoàn thể, với tổ chức chính trị xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Tiêu chí 1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của trường với số lượng Ban đại diện của lớp là 03 người, ban đại diện của trường 09 người do UBND xã ra quyết định. Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của trường có tham gia các cuộc họp do lớp, trường tổ chức, hoạt động thường xuyên theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4-01-01].
Nhà trường có xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà như cho trẻ ăn uống, tham gia các hoạt động phù hợp với độ tuổi; về hình thức tuyên truyền đến cha mẹ trẻ cách chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà qua bản tin của lớp, của trường, qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các giờ đón trẻ, trả trẻ. Hướng dẫn phụ huynh cách phòng chống các tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ, giáo dục trẻ có các hành vi văn hóa như: chào, hỏi, cảm ơn, xin lỗi, bỏ rác đúng nơi quy định… Số lượng phụ huynh tham dự các buổi tuyên truyền còn ít do phụ huynh bận nhiều công việc. Góc tuyên truyền ở một số lớp có nội dung chưa phong phú nên còn hạn chế trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ trẻ [H4-4-01-02].
Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, uống và các hoạt động khác của trẻ để có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục thông qua trao đổi trực tiếp, qua sổ liên lạc…[H4-4-01-03]. Tuy nhiên một số giáo viên mới ra trường kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế nên việc trao đổi thông tin với phụ huynh còn hạn chế.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đầy đủ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường và hoạt động theo đúng quy định. Nhà trường có những biện pháp hay hướng dẫn giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền nâng cao công tác truyền thông về chăm sóc giáo dục trẻ đến phụ huynh học sinh kịp thời và đạt hiệu quả cao.
3. Điểm yếu
Số lượng phụ huynh tham dự các buổi tuyên truyền còn ít do phụ huynh bận nhiều công việc. Góc tuyên truyền ở một số lớp có nội dung chưa phong phú nên còn hạn chế trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ trẻ. Một số giáo viên mới ra trường nên việc trao đổi thông tin với phụ huynh còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019, phó hiệu trưởng tích cực hướng dẫn giáo viên xây dựng góc tuyên truyền phong phú về nội dung phù hợp theo độ tuổi, chương trình CSGD trẻ, có tính thẩm mỹ cao, thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tạo điều kiện khuyến khích giáo viên mạnh dạn tự tin trao đổi thông tin cùng phụ huynh. Tăng cường sự phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác CSGD trẻ. Thường xuyên lồng ghép bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền của giáo viên trong các buổi họp, sinh hoạt tổ khối hàng tháng.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.
a) Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường chủ động trong công tác tham mưu với Đảng ủy, UBND xã, đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ như xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của địa phương, việc vận động học sinh ra lớp, quan tâm đến trẻ trong các ngày hội, ngày lễ, đặc biệt là Tết trung thu, ngày hội đến trường, ra trường của bé; quan tâm đến các cháu hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ cho các cháu được đến trường để được chăm sóc giáo dục [H4-4-02-01].
Phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể của địa phương Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, xã đoàn và các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường như ghế đá, sửa chữa phòng học, làm mái che tạo bóng mát, hỗ trợ thùng bê và 03 ngày công đắp đường cho trẻ đi vào trường, thùng loa âm thanh phục vụ các ngày lễ hội, hỗ trợ lá, tre, cất nhà chồi cho trẻ hoạt động trãi nghiệm, hỗ trợ các loại cây xanh trồng quanh trường…Tổng số tiền hỗ trợ 52.725 triệu đồng. Do công việc nhiều nên công tác phối hợp, tham mưu, vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường đôi lúc chưa thường xuyên [H4-4-02-02].
Nhà trường có phối hợp với các tổ chức như: Mặt trận TQ, UBND xã, hội khuyến học, Hội liên hiệp QTPN, xã đoàn và một số mạnh thường quân, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ cây xanh cho nhà trường tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp như: Tổ chức các ngày hội trong năm như: Đêm hội trăng rằm, tổ chức giao lưu về mội trường với trường Tiểu học, hội thi thời trang quốc gia, hội thi về mội trường với trẻ thơ,…nhằm thu hút trẻ đến trường; phối hợp các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền đến các gia đình cách giáo dục trẻ và xây dựng môi trường giáo dục, vui chơi lành mạnh, an toàn, đảm bảo an toàn cho trẻ từ thể chất đến tinh thần [H4-4-02-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường luôn chủ động trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức của địa phương, với Ban đại diện cha mẹ học sinh, xã đoàn và các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ quà bánh cho trẻ với tổng số tiền 127.374.400đ. Nhà trường có phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ cây xanh cho nhà trường tạo cảnh quang xanh-sạch-đẹp nhằm thu hút trẻ đến trường.
3. Điểm yếu
Do công việc nhiều nên công tác phối hợp, tham mưu, vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường đôi lúc chưa được thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 Hiệu trưởng cố gắng sắp xếp thời gian để công tác tham mưu với các cấp Lãnh đạo được thường xuyên hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận về Tiêu chuẩn 4:
1. Những điểm mạnh cơ bản
Nhà trường phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Ban Đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo Điều lệ trường mầm non và Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua sổ liên lạc, gặp gỡ trực tiếp và qua các phương tiện thông tin khác. Nhà trường có kế hoạch sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, với các tổ chức, đoàn thể như: Phụ nữ, Đoàn thanh niên…, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Những điểm yếu cơ bản
Số lượng phụ huynh tham dự các buổi tuyên truyền còn ít chỉ được 68 lượt người tham dự trên mỗi kỳ tổ chức họp đạt tỷ lệ 22,74%. Do phụ huynh ở nông thôn phải đi làm kiếm sống hàng ngày nên tham dự chưa đầy đủ. Do công việc nhiều nên công tác phối hợp, tham mưu, vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường đôi lúc chưa thường xuyên.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn: 02
+ Số tiêu chí đạt: 02
+ Số tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mở đầu
Trẻ có chiều cao, cân nặng bình thường theo độ tuổi, trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh có sự phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. Trẻ có ý thức về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi. Trẻ ở trường được theo dõi và đánh giá theo quy định. Trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân, trẻ khuyết tật được quan tâm, chăm sóc.
Tiêu chí 1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.
a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;
b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường quan tâm thực hiện việc chăm sóc trẻ, tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, các hoạt động giúp trẻ phát triển thể chất từ đó trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo từng độ tuổi. Trẻ phát triển bình thường về chiều cao đạt 316/319 tỷ lệ 99,05%. [H5-5-01-01].
Trẻ thực hiện được các bài tập vận động cơ bản theo độ tuổi, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động. Có 313/319 tỷ lệ 98.11% trẻ đạt được các các yêu cầu về các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp, các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu, cử động của các bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt tô màu không chườm ra ngoài hình vẽ. Tuy nhiên vẫn còn 6/319 trẻ tỷ lệ 1.88% thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản, khả năng phối hợp các giác quan còn hạn chế do các cháu chưa chú ý trong học tập và rèn luyện [H5-5-01-01].
Giáo viên thường xuyên hướng dẫn trẻ thực hiện một số thao tác lao động tự phục vụ đơn giản, các kỹ năng cơ bản trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. Kết quả, có 310/319 tỷ lệ 97,17% trẻ khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân như: tự xúc cơm ăn, lau bàn ghế, cất bát thìa đúng chỗ, tự lấy và cất gối, tự rửa tay, rửa mặt. Trẻ có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi như: khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, không xúc cơm sang bát của bạn, mặc quần áo phù hợp với thời tiết [H5-5-01-01]. Tuy nhiên vẫn còn 9/319 trẻ tỷ lệ 2,82% kỹ năng tự phục vụ chưa tốt do trẻ được phụ huynh cưng chiều quá mức khi ở nhà nên trẻ chưa có các kỹ năng tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
2. Điểm mạnh
Trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo từng độ tuổi đạt 316/319 tỷ lệ 99,05%, trẻ thực hiện các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi đạt 313/319 tỷ lệ 98,11%.
3. Điểm yếu
Tuy nhiên vẫn còn 9/319 tỷ lệ 2.82% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân do trẻ thường xuyên bị bệnh nên sức khỏe yếu và thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản, khả năng phối hợp các giác quan còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn 9/319 tỷ lệ 2,82% trẻ chưa thực hiện kỹ năng tự phục vụ đơn giản do tình hình hiện nay đều là gia đình ít con nên phụ huynh còn làm thay cho trẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018- 2019 Ban giám hiệu tăng cường trang bị thêm đồ dùng đồ chơi cho các lớp. giáo viên phối hợp tốt với phụ huynh tạo điều kiện cho các trẻ còn hạn chế về các kỹ năng vận động cơ khả năng phối hợp các giác quan được thường xuyên luyện tập, thực hành. Giáo viên cần tận dụng bóng mát ngoài sân để dạy trẻ phát triển tốt khả năng vận động, thường xuyên hướng dẫn và yêu cầu trẻ tự thực hiện một số công việc tự phục vụ cho bản thân trong ăn, uống, vệ sinh cá nhân. Phối hợp cùng phụ huynh hỗ trợ, hướng dẫn trẻ thực hiện khi trẻ ở nhà và mọi lúc mọi nơi.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.
1. Mô tả hiện trạng
Theo từng chủ đề giáo viên luôn lên kế hoạch đầy đủ để giúp trẻ phát triển nhận thức, khuyến khích trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh qua tranh ảnh, video, qua việc trải nghiệm thực tế để trẻ nói lên nhận xét của mình về những điều trẻ nhìn thấy và trải nghiệm được. Có 306/319 trẻ tỷ lệ 95,9% thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên vẫn còn 13/319 tỷ lệ 4,1% trẻ chưa thật quan tâm, thích khám phá thế giới xung quanh do trường thiếu cây xanh nên giáo viên chưa tận dụng được bóng mát cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời. [H5-5-01-01].
Qua các hoạt động đa số trẻ đã thể hiện được khả năng quan sát, ghi nhớ các sự vật hiện tượng, khả năng so sánh các sự vật hiện tượng gần gũi, khả năng phán đoán và giải quyết tình huống phù hợp với độ tuổi của trẻ có 300/319 tỷ lệ 94,% trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên vẫn còn 19/319 tỷ lệ 5,95% trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề vẫn còn hạn chế do các trẻ chưa có khả năng tốt trong học tập, trẻ ít vận động nên còn thụ động trong việc ghi nhớ, so sánh, phán đoán [H5-5-01-01].
Đa số trẻ đã có những hiểu biết ban đầu về bản thân trẻ, về những người gần gũi xung quanh trẻ, về các sự vật hiện tượng quen thuộc, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra về các khái niệm đơn giản, gần gũi. Có 310/319 trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi, tỷ lệ 97,17% . Tuy nhiên vẫn còn 9/319 trẻ hạn chế về khả năng hiểu biết con người, sự vật, thế giới xung quanh, tỷ lệ 2,82% do giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội tốt cho trẻ về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.[H5-5-01-01].
2. Điểm mạnh
Có 306/319 đạt tỷ lệ 95,9% trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh . Có 300/319 tỷ lệ 94% trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động trong ngày. Có 310/319 tỷ lệ 97,17% trẻ đạt được các chỉ số về hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
3. Điểm yếu
Nhà trường vẫn còn 13/319 tỷ lệ 4,1% trẻ chưa thật quan tâm, thích khám phá thế giới xung quanh do trường thiếu cây xanh nên giáo viên chưa tận dụng được bóng mát cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời, còn 19/319 tỷ lệ 5,95% khả năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề còn hạn chế các trẻ chưa có khả năng tốt trong học tập, trẻ ít vận động nên còn thụ động trong việc ghi nhớ, so sánh, phán đoán, còn 9/319 tỷ lệ 2,82% trẻ khả năng nhận biết các sự vật hiện tưởng còn hạn chế. Nguyên nhân do giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội tốt cho trẻ về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019 Ban giám hiệu chỉ đạo bộ phận cơ sở vật chất đầu tư, trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp và ngoài sân trường, trồng thêm nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường. Phó hiệu trưởng thường xuyên hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường, lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp để kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh, cung cấp các biểu tượng, kiến thức về các hiện tượng xung quanh. Giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ hoạt động..
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;
c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
1. Mô tả hiện trạng
Toàn trường có 311/319 đạt tỷ lệ 97,49% trẻ có khả năng nghe và hiểu được lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp hàng ngày, chỉ dẫn phù hợp với độ tuổi như: Trẻ biết lắng nghe và hiểu được lời nói của người đối thoại, biết phản hồi lại bằng những hành động hoặc lời nói phù hợp trong giao tiếp, trong các hoạt động vui chơi, hoạt động học và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ 4-5 tuổi có thể lắng nghe và thực hiện được một số yêu cầu đơn giản của cô và trả lời được các câu hỏi của người đối thoại. Trẻ 5 – 6 tuổi còn có thể lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. Tuy nhiên vẫn còn 8/319 trẻ tỷ lệ 2,5% hạn chế khả năng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày [H5-5-01-01].
Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết tình cảm, thái độ, sử dụng lời nói để giao tiếp cho người khác hiểu. Có 308/319 tỷ lệ 96,55% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ về môi trường xung quanh, môi trường xã hội… thông qua sử dụng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên vẫn còn 11/319 tỷ lệ 3,44% nhút nhát nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa tự tin trong giao tiếp với người khác nên vẫn còn lúng túng khi diễn đạt theo mong muốn, tình cảm của bản thân vì thế lời nói chưa rõ ràng, mạch lạc [H5-5-01-01].
Trẻ có một số kỹ năng cơ bản ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi: Có 307/319 tỷ lệ 96,23% trẻ có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết như: Trẻ 4-5 tuổi có thể nhận ra các kí hiệu thông thường trong cuộc sống và thích vẽ nguệch ngoạc; trẻ 5 tuổi biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và nhận dạng được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt; đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, biết cách viết đúng chiều chữ cái in mờ, viết đúng theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo yêu cầu bài tập của cô phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên vẫn còn 12/319 tỷ lệ 3,76% trẻ còn hạn chế về kỹ năng cơ bản ban đầu về đọc và viết, nhận biết chữ cái, khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu của cô [H5-5-01-01].
2. Điểm mạnh
Toàn trường có 311/319 đạt tỷ lệ 97,49% trẻ nghe và hiểu được lời nói, biết sử dụng lời nói để giao tiếp. Có 308/319 tỷ lệ 96,55% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm về môi trường xung quanh, môi trường xã hội. Có 307/319 tỷ lệ 96,23% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói, trẻ có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
3. Điểm yếu
Tuy nhiên nhà trường vẫn còn 8/319 trẻ tỷ lệ 2,5 trẻ khả năng nghe và hiểu lời nói giao trong giao tiếp hàng ngày còn hạn chế. Còn 11/319 tỷ lệ 3,44% trẻ nhút nhát nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa tự tin giao tiếp với người khác nên khi diễn đạt mong muốn, tình cảm của bản thân chưa rõ ràng, mạch lạc. Còn 12/319 tỷ lệ 3,8% trẻ kỹ năng cơ bản ban đầu về đọc và viết, nhận biết chữ cái, khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu của cô còn hạn chế. Nguyên nhân do nhà trường thiết kế môi trường chữ viết ngoài trời chưa được phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 Phó Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh thường xuyên động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trò chuyện với trẻ thường xuyên, tạo điều kiện cho trẻ được nói trước nhiều người. Đầu tư và tạo môi trường chữ viết ngoài trời phong phú giúp trẻ được tiếp xúc với chữ viết để nhận biết và ghi nhớ; hướng dẫn trẻ và rèn luyện thêm cho trẻ kỹ năng cầm bút, tập tô chữ cái đúng theo thứ tự.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.
a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;
b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;
c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.
1. Mô tả hiện trạng
Toàn trường có 306/319 tỷ lệ 95,9% trẻ chủ động, tích cực, hứng thú khi tham gia các hoạt động văn nghệ do lớp, trường tổ chức phù hợp với độ tuổi như: Văn nghệ Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày hội đến trường của bé, ngày hội ra trường của bé và văn nghệ cuối mỗi chủ đề. Tuy nhiên vẫn còn 13/319 tỷ lệ 4,07% trẻ chưa tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động văn nghệ [H5-5-01-01].
Toàn trường có 308/319 tỷ lệ 96,55% trẻ có một số kĩ năng cơ bản về âm nhạc như: lắc lư, minh họa theo lời bài hát đối với trẻ 3, 4 tuổi hoặc bắt chước các âm thanh, dáng điệu của các bài hát, múa trong buổi biểu diễn đối với trẻ 5 tuổi, vẫn còn 11/319 tỷ lệ 3,44% trẻ từ 3 đến 5 tuổi hát chưa đúng nhịp; có 300/319 tỷ lệ 94,04% trẻ có các kỹ năng tạo hình phù hợp với độ tuổi (vẽ, tô màu, cắt, xé dán…). Trẻ 3, 4 tuổi biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo thành sản phẩm, vẽ, xé, cắt, phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục, sử dụng các kĩ năng: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm; trẻ 5 tuổi có khả năng phối hợp các kĩ năng vẽ, cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, phối hợp các kĩ năng nặn, xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Tuy nhiên còn 19/319 tỷ lệ 5,95% trẻ 3, 4, 5 tuổi vẫn còn hạn chế về kỹ năng tạo hình như: thực hiện nặn chưa rõ các hình dáng cơ bản theo yêu cầu, vẽ, xé dán các bộ phận, bố cục tranh chưa cân đối [H5-5-01-01].
Nhà trường, giáo viên tổ chức các hoạt động: bé khéo tay, ngày hội đến trường của bé, tết trung thu với các buổi biểu diễn văn nghệ giúp trẻ cảm nhận được không khí và thể hiện được cảm xúc của mình phù hợp với từng hoạt động. Trẻ thích thú khi tạo được sản phẩm đẹp và biết nhận xét vì sao sản phẩm đó đẹp. Có 303/319 tỷ lệ 94,9% trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên vẫn còn 16/319 tỷ lệ 5,01% khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong hoạt động tạo hình còn hạn chế [H5-5-01-01].
2. Điểm mạnh
Có 306/319 tỷ lệ 95,9% trẻ hào hứng, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có 308/319 tỷ lệ 96,55% trẻ có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình, .
3. Điểm yếu
Có 303/319 tỷ lệ 94,9% trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi như: thực hiện nặn chưa rõ các hình dáng cơ bản theo yêu cầu, vẽ, xé dán các bộ phận, bố cục tranh chưa cân đối, nguyên nhân do một số trẻ các cơ ngón tay còn yếu, giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập, trải nghiệm nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018 – 2019, hàng tháng vào các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động biểu diễn văn nghệ và mọi lúc mọi nơi, giáo viên quan tâm, bồi dưỡng cho trẻ được tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu tạo hình, đẩy mạnh các hoạt động luyện tập, trải nghiệm, thực hành thường xuyên hơn nhằm giúp trẻ vẽ, nặn, xé dán rõ hình dáng, hài hòa theo bố cục, cân đối các sản phẩm tạo hình.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí: 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn
1. Mô tả hiện trạng
Toàn trường có 304/319 tỷ lệ 95,3% trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi. Giáo viên luôn khuyến khích trẻ tự tin về bản thân: trẻ 3, 4 tuổi mạnh dạn tham gia vào các hoạt động do cô và các bạn tổ chức, trả lời theo yêu cầu của cô, trẻ 5 tuổi còn có thể tự làm một số việc đơn giản hàng ngày: vệ sinh cá nhân, trực nhật cùng bạn… biết bày tỏ cảm xúc của mình: vui, buồn, ngạc nhiên… với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, biết nhận xét các sự vật hiện tượng gần gũi theo các gợi ý của cô, tham gia phát biểu ý kiến trong giờ trò chuyện, trong hoạt động học, trong các hoạt động dạo chơi và các hoạt động khác trong ngày. Tuy nhiên vẫn còn 15/319 tỷ lệ 4,7% trẻ chưa tự tin bày tỏ cảm xúc cũng như nêu ý kiến của bản thân do trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn. [H5-5-01-01].
Có 309/319 tỷ lệ 96,8% trẻ thân thiện, chia sẻ hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi như: Trẻ nhà trẻ, trẻ 3 tuổi cùng tham gia chơi với các bạn trong nhóm; trẻ 4, 5 tuổi biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết nhường nhịn đồ chơi cho bạn, biết chia sẻ đồ dùng học tập cho bạn, biết chơi cùng bạn trong nhóm, lớp, đoàn kết giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trong nhóm chơi. Vẫn còn 10/319 tỷ lệ 3,13 % trẻ còn tranh giành đồ chơi với bạn trong quá trình chơi do một số cháu phụ huynh cưng chiều quá mức muốn gì được đó nên khi vào lớp trẻ vẫn còn thói quen đó [H5-5-01-01].
Giáo viên giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh, biết chào hỏi, lễ phép với ông bà cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ thông qua các tiết dạy, qua việc thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Có 303/319 tỷ lệ 94,98% trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi như: chào hỏi khách đến lớp, chào hỏi người lớn, biết chào bạn, chào cô. Bên cạnh đó vẫn còn 16/319 tỷ lệ 5,01% trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp do trẻ ở vùng nông thôn nên trẻ chưa thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người. [H5-5-01-01].
2. Điểm mạnh
Có 304/319 tỷ lệ 95,3% trẻ thể hiện sự tự tin, biết bày tỏ ý kiến cá nhân, mạnh dạn phát biểu, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Có 309/319 tỷ lệ 96,8% biết đoàn kết, chia sẻ, hợp tác, nhường nhịn bạn trong khi chơi và chơi với nhau một cách vui vẽ, thân thiện. Có 303/319 tỷ lệ 94,98% trẻ biết chào hỏi khi có khách đến lớp, gần gũi, thân thiện trong giao tiếp. Biết thể hiện sự lễ phép với người thân hoặc những người xung quanh.
3. Điểm yếu
Bên cạnh đó vẫn còn 15/319 tỷ lệ 4,7%trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, bày tỏ cảm xúc cũng như nêu ý kiến của bản thân do trẻ nhút nhát, còn 10/319 tỷ lệ 3,13% trẻ còn tranh giành đồ chơi với bạn trong quá trình chơi, còn 16/319 tỷ lệ 5,01% trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với những người xunh quanh, nguyên nhân do trẻ ở vùng nông thôn nên trẻ chưa thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2018-2019 Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên tiếp tục rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình và năng động hơn nữa thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi, các hoạt động trải nghiệm thật bổ ích theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó giáo viên phải không ngừng giáo dục trẻ biết lễ phép trong giao tiếp, dạy trẻ biết chào hỏi khi gặp khách, đến lớp biết chào cô, đi học về biết thưa ông, bà, cha, mẹ…. Biết kính trên nhường dưới, nhường nhịn em nhỏ, thân thiện và chia sẻ với bạn trong khi chơi.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;
b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.
1. Mô tả hiện trạng
Giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, động viên, khích lệ trẻ trong hoạt động nêu gương cuối ngày, tuần. Có 312/319 tỷ lệ 97,8% trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi, như: biết vứt rác vào thùng, không vẽ bậy ra nền nhà, tường nhà, ra bàn, ghế, không vứt vỏ hộp sữa, bánh ra sân trường, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng sau khi ăn. Bên cạnh đó vẫn còn 7/319 tỷ lệ 2,2% trẻ còn quên lời cô dặn nên vẫn còn xả rác, chưa để rác vào đúng nơi quy định và còn vẽ bậy lên tường, quên rửa tay sau khi nhặt rác do một số trẻ chưa ý thức được lời giáo viên dặn [H5-5-01-01].
Toàn trường có 305/319 tỷ lệ 95,6% trẻ thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh, hàng ngày trẻ được trải nghiệm việc này thông qua hoạt động chơi ở vườn trường. Ở đây, trẻ sẽ làm những công việc đơn giản như: nhổ cỏ, xới đất, tưới nước…. cho cây. Trong trường không có nuôi con vật nhưng qua các hoạt động dạy học trên lớp, qua trao đổi với phụ huynh biết trẻ thích chăm sóc và bảo vệ vật nuôi ở gia đình, ở xung quanh. Bên cạnh đó vẫn còn 14/319 tỷ lệ 4,4% trẻ không quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi do trẻ là con cưng nên phụ huynh không cho trẻ tiếp xúc với các loài vật nuôi và chăm sóc cây xanh [H5-5-01-01].
Có 308/319 tỷ lệ 96,5% trẻ có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi như: Trẻ biết ý nghĩa của các đèn tín hiệu giao thông, biết một số biển báo giao thông đơn giản; trẻ biết đi bộ trên vỉa hè hoặc sát lề bên tay phải, ra đường phải có người lớn đi cùng khi tham gia giao thông, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn trên xe. Bên cạnh đó còn 11/319 tỷ lệ 3,5% trẻ chưa chấp hành quy định về an toàn giao thông do một số trẻ vẫn còn phụ thuộc vào sự chấp hành sai quy định giao thông của gia đình nên trẻ chưa ý thức được quy định giao thông đúng quy định[H5-5-01-01].
2. Điểm mạnh
Giáo viên giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học, gia đình và những nơi công cộng có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân đạt 312/319 tỷ lệ 97,8%; Có 305/319 tỷ lệ 95,6% trẻ biết quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi; Có 308/319 tỷ lệ 96,5% trẻ có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
3. Điểm yếu
Tuy nhiên vẫn còn 7/319 tỷ lệ 2,2% trẻ còn quên lời cô dặn nên vẫn còn xả rác, chưa để rác vào đúng nơi quy định và còn vẽ bậy lên tường, Còn 14/319 tỷ lệ 4,4% trẻ chưa thích quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi, còn 11/319 tỷ lệ 3,5% trẻ chưa chấp hành quy định về an toàn giao thông. Nguyên nhân do trẻ chưa có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2018-2019 giáo viên chú ý thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để trẻ biết bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên tường, cần rửa tay ngay sau khi nhặt rác…cho trẻ biết đây là những hành động không tốt, không đảm bảo vệ sinh và có thể đưa những yêu cầu này vào tiêu chuẩn bé ngoan của lớp phù hợp. Giáo viên thực hiện công tác tuyên truyền với phụ huynh cùng nhau tạo cho trẻ có ý thức chấp hành an toàn giao thông.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.
a) Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non;
c) Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 05 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số học sinh là 134/134 trẻ, trẻ 5 tuổi chuyên cần 130/134 đạt tỷ lệ 97,05%, trẻ dưới 5 tuổi có 183/185 trẻ đạt chuyên cần tỷ lệ 98,9% do một số trẻ bắt đầu vào học khoảng tháng 10[H5-5-01-01] Năm học 2017-2018 vừa qua nhà trường có 130/134 trẻ học mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành xong chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 97% do một số trẻ đó bắt đầu vào học khoảng tháng 10[H5-5-01-01].
Tất cả trẻ 5 tuổi học ở trường trong năm học 2017 – 2018 đều được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi như: Theo dõi đánh giá qua các hoạt động hàng ngày, qua các chủ đề, đánh giá trẻ thông qua kết hợp với phụ huynh, tổng số trẻ 5 tuổi được đánh giá 134/134 đạt tỷ lệ 100% [H5-5-01-01]. Một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn.
2. Điểm mạnh
Có 130/134 trẻ 5 tuổi chuyên cần đạt tỷ lệ 97%, trẻ dưới 5 tuổi có 183/185 đạt chuyên cần, tỷ lệ 98,9%. Có 130/134 trẻ học mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành xong chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 97%. Có 100% trẻ 5 tuổi của trường đều được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
3. Điểm yếu
Trường vẫn còn 4/319 trẻ chưa đạt chuyên cần và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non do một số trẻ đó bắt đầu vào học khoảng tháng 10.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Vào đầu năm 2018-2019 Ban giám hiệu tiế tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể vận động trẻ ra lớp để 100% trẻ đạt chuyên cần và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
a) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;
b) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%;
c) Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
1. Mô tả hiện trạng
Đầu năm học 2017-2018, toàn trường có 7/298 trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thể thấp còi. 100% trẻ được can thiệp bằng các biện pháp, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng như: Tuyên truyền đến PHHS chú trọng đến việc cải thiện chế độ ăn để đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh đó còn tổ chức cho uống sữa Vitagrow mỗi ngày để hạn chế đến mức tối đa trẻ suy dinh dưỡng. [H5-5-08-01].
Cuối năm học 2017-2018 nhà trường có 1/319 tỷ lệ 0.31% trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, còn 02/319 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tỷ lệ 0,62% [H5-5-01-01].
Năm học 2017 – 2018 nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
2. Điểm mạnh
100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Có 316/319, tỷ lệ 99,05% trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường. Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
3. Điểm yếu
Đến cuối năm học 2017- 2018 vẫn còn 03/319 tỷ lệ 0,94% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi. Do phụ huynh bận công việc đi làm xa nên không có điều kiện chăm sóc trẻ khi trẻ ở nhà, mà chỉ giao cho ông bà trông trẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh trong các năm học tiếp theo, tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ ăn đủ và đúng số lượng bữa ăn để hạn chế tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận tiêu chuẩn 5
1. Điểm mạnh cơ bản
Trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi. Trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo từng độ tuổi, trẻ thực hiện các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi. Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động trong ngày. Trẻ đạt được các chỉ số về hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động; có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chấp hành quy định về an toàn giao thông. 100% trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
2. Điểm yếu cơ bản
Tuy nhiên trường vẫn còn 9/319 tỷ lệ 2.82% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân do trẻ thường xuyên bị bệnh nên sức khỏe yếu và thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản, khả năng phối hợp các giác quan còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ chưa thực hiện kỹ năng tự phục vụ đơn giản do tình hình hiện nay đều là gia đình ít con nên phụ huynh còn làm thay cho trẻ. Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn một số trẻ khả năng nghe và hiểu lời nói giao trong giao tiếp hàng ngày còn hạn chế., trẻ nhút nhát nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa tự tin giao tiếp với người khác nên khi diễn đạt mong muốn, tình cảm của bản thân chưa rõ ràng, mạch lạc. Một số trẻ còn kỹ năng cơ bản ban đầu về đọc và viết, nhận biết chữ cái, khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu của cô còn hạn chế. Nguyên nhân do nhà trường thiết kế môi trường chữ viết ngoài trời chưa được phong phú.
Một số trẻ nhà trẻ, 3-5 tuổi khả năng ghi nhớ còn kém, còn nhút nhát khi gặp người lạ mặt, còn một vài trẻ nhút nhác chưa mạnh dạn tự tin bày tỏ cảm xúc của mình, một số phụ huynh do bận công việc nên chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn, nhà trường chưa có điều kiện tổ chức cho trẻ tham quan, quan sát nhiều vật thật, khung cảnh thật để từ đó gợi cho trẻ nhiều ý tưởng trong hoạt động tạo hình.
+ Tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn 5: 08
+ Số tiêu chí đạt: 08
+ Số tiêu chí không đạt: 0
III. KẾT LUẬN CHUNG
Việc kiểm định chất lượng là trách nhiệm, là động lực để cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi nhà trường. Đồng thời kiểm định chất lượng còn được coi là một hoạt động có hiệu quả để đánh giá một cơ sở giáo dục, đánh giá ghi nhận một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không.
Kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò như những chuyên gia tư vấn, sẵn sàng giúp các nhà trường giải quyết vấn đề tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
Qua quá trình tự tiến hành đánh giá của Trường Mẫu giáo Hòa Bình, kết quả đạt được qua chỉ số, các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
– Số lượng tiêu chí đạt: 27/29; đạt tỷ lệ 93,1 %
– Số lượng tiêu chí không đạt: 02/29; đạt tỷ lệ: 6,9%
Căn cứ theo Điều 22, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/08/2014. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, nhà trường đạt ở: Cấp độ III.
Trên đây là toàn bộ báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của Trường Mẫu giáo Hòa Bình về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nhà trường kính mong được cơ quan chủ quản, cấp ủy, chính quyền địa phương, các thành viên trong Hội đồng đánh giá ngoài đóng góp ý kiến để công tác tự đánh giá của nhà trường ngày càng chất lượng và hoàn thiện hơn./.
Hòa Bình, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Lía