Tham dự lớp tập huấn “Bảo vệ môi trường – Giảm thiểu rác thải trên sông/hồ và đại dương thông qua Cải thiện Quản lý rác thải tại nguồn”.

9bf36e170608e056b919

b. Nội dung:
Ngày 17/10/2019, gồm có Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng (thay y tế học đường) và 2 giáo viên Trường Mẫu giáo Hòa Bình đã tham dự lớp tập huấn “Bảo vệ môi trường – Giảm thiểu rác thải trên sông/hồ và đại dương thông qua Cải thiện Quản lý rác thải tại nguồn”.
Lớp tập huấn dựa trên công văn số 224/SGDĐT-VP ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa; Kế hoạch số 66/KH-SGDĐT ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Phát động Phong trào “Nói không với rác thải nhựa”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Giám đốc Sở GDĐT về việc toàn thể cán bộ quản lý, thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và học sinh toàn tỉnh chung tay vì một Việt Nam nói chung, vì một Đồng Tháp – quê hương đất Sen Hồng nói riêng với một môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra;
Lớp tập huấn được vinh dự đón tiếp sự có mặt của đồng chí Nguyễn Văn Kết – Phó trưởng phòng GD.

10107f25173af164a82b

Lớp tập huấn do phòng GDĐT Tam Nông phối hợp với tổ chức WWF (hợp tác bảo tồn tài nguyên nước) xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn “Bảo vệ môi trường – Giảm thiểu rác thải trên sông/hồ và đại dương thông qua Cải thiện Quản lý rác thải tại nguồn” được thể hiện qua 2 nội dung như sau:
1) Lý thuyết do báo cáo viên là Tiến sĩ Trịnh Thị Long – Điều phối viên của WWF.

020476f81ee7f8b9a1f6

– Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cáo ý thức và trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Từ đó tạo sự chuyển biên mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ ô nhiễm và sự cố môi trường.
– Tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng (trong khuôn khổ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh) thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái; Tạo sự chuyển biến trong nhận thức về bảo vệ môi trường, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống.
– Giúp trẻ mầm non hiểu biết về tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe và môi trường. Từ đó, các em có ý thức tự giác “Nói không với rác thải nhựa” khi sử dụng và có những việc làm tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.
2) Trò chơi củng cố
Ngoài ra buổi tâp huấn còn mang lại niềm vui hoạt động tập thể cùng tham gia vào các trò chơi. Thông qua đó cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi học viên về cách phân loại rác thải thông thường và hiểu được tầm nghiêm trọng của rác thải đối với con người và toàn cầu là như thế nào? Từ đó, mỗi bản thân học viên đều có thể tự đưa ra các biện pháp góp phần cải thiện môi trường qua cách xử lý và phân loại rác thải đúng cách.

5778c926063fe061b92e

2a8694c95bd0bd8ee4c1

801ff7293930df6e8621

Với buổi triển khai, tập huấn “Bảo vệ môi trường – Giảm thiểu rác thải trên sông/hồ và đại dương thông qua Cải thiện Quản lý rác thải tại nguồn” giúp cho các đơn vị tham dự đưa ra được những nội dung và phương pháp cụ thể, rõ ràng, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đối tượng dự tập huấn. Từ đó cải thiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và nói không với rác thải nhựa tại đơn vị trường Mẫu giáo Hòa Bình nói riêng. Góp phần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, một không gian trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và đủ các điều kiện để phát triển toàn diện, hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Trần Thị Thi – Giáo viên Trường MG Hòa Bình.